Thứ năm, 28/03/2024 - 23:43
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 - Ý nghĩa lịch sử trọng đại

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam cách đây 68 năm đã đập tan những cố gắng, nỗ lực về quân sự tối cao nhất của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm1954 đã bắt buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva (tháng 7 năm 1954). Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Và đây cũng là kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài chín (9) năm (1945 – 1954) của Quân đội và Nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới cho cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

 

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.

Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ của quân đội Việt Nam, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tam Nông rất vinh dự và tự hào được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong tổ giúp việc của Người trên đường lên Chiến khu Việt Bắc để chỉ đạo toàn dân kháng chiến, Bác Hồ cùng đoàn công tác đã dừng chân về ở và làm việc tại Xóm Đồi (khu 02 xã Cổ Tiết) nay là Xóm Đồi thuộc khu 12 xã Vạn Xuân.

Trong thời gian 15 ngày ở và làm việc tại xã Vạn Xuân, từ sáng ngày 4/3 đến chiều tối ngày 18/3/1947, Người theo dõi tin tức chiến sự, báo chí, gặp và làm việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh. Người đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc từ những việc nhỏ như sơ tán, đến những việc lớn như chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn diện, lâu dài, hoạch định chiến lược, sách lược đối với Chính phủ và nhân dân Pháp. Trong thời gian ở xã Vạn Xuân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và công bố nhiều văn kiện, Sắc lệnh, thư điện, tài liệu… Cũng tại nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã đặt tên cho các chiến sỹ trong đội tuyên truyền vũ trang cùng đi với Người là: "Trường - Kỳ - Kháng - chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi". Đây cũng là lời nhắc nhở hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân và toàn thể Nhân dân huyện Tam Nông hăng hái tham gia góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử Diện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954.

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Vạn Xuân có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống các di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch ở Phú Thọ. Đây là một trong những di tích ghi dấu hoạt động chỉ đạo Cách mạng của Vị lãnh tụ tối cao của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, gắn liền với những tài liệu, những bài viết quan trọng của Người, có ý nghĩa chỉ ra phương hướng, sách lược, đường lối, chủ trương cho Cách mạng Việt Nam, những sắc lệnh Người ký thành lập hệ thống bộ máy Nhà nước, công bố những luật lệ quan trọng, ban bố những quyết định lớn quan hệ đến quốc tế dân sinh. Nghiêm cứu về di tích, chúng ta hiểu thêm về hành trình gian nan vất vả trở lại chiến khu Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hiểu được vai trò chỉ đạo của Người đối với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc; học tập tác phong giản dị, gần gũi của Người; hiểu được trận địa lòng dân bao la, rộng lớn chính là căn cứ an toàn nhất, hiệu quả nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Di tích có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống, khoa học và phục vụ tích cực cho việc nghiêm cứu, tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PHÓNG VIÊN


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội