Thứ ba, 16/04/2024 - 23:23
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 kiểm tra Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình. Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Khăm Muồn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Viêng Chăn (Lào) Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4: Kiểm tra tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào Quân khu 4: Khai giảng bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt”
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồi Không Tên ghi tên Anh hùng - Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là vị tướng trưởng thành qua chiến đấu trên các chiến trường, trong đó có gần 10 năm tham gia cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, tên tuổi của Đại tướng gắn liền với Chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 với trận đánh Đồi không tên (thuộc Cam Lộ, Quảng Trị), mà sau chiến dịch này, đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Trong cuốn sách "Trường Sơn Huyền Thoại" của Thiếu tướng Hoàng Kiền có viết về Chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 (đế quốc Mỹ gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971). Theo đó, năm 1968, đồng chí Phùng Quang Thanh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, làm nhiệm vụ trinh sát, nhiều lần cùng tổ vào căn cứ địch điều tra tình hình, giúp cấp trên chỉ huy chiến đấu thắng lợi. Tháng 2 và tháng 3 năm 1971, đồng chí Phùng Quang Thanh tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chỉ huy trung đội đánh hai trận đều đạt hiệu quả cao, góp phần cùng tiểu đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn và 1 đại đội địch, riêng đồng chí Phùng Quang Thanh diệt 12 tên, bắt 1 tên, thu 1 súng.

Ngày 30/01/1971, cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch đánh vào khu vực Đường 9 bắt đầu. Hơn 4 vạn quân chủ lực quân đội ngụy Sài Gòn và 6.000 quân Mỹ, gồm những đơn vị tinh nhuệ nhất với số lượng lớn binh khí kỹ thuật. Quân giải phóng đã mở chiến dịch phản công quy mô lớn. Đại tướng Phùng Quang Thanh lúc này là Thượng sĩ, Trung đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 chỉ huy Trung đội tham gia chiến dịch. 

Đồng chí Phùng Quang Thanh (phía sau) chỉ thị mục tiêu cho chiến sĩ trung liên Bùi Đức Thành (Ảnh: ĐỨC TOẠI). 

Ngày 10/2/1971, đồng chí Phùng Quang Thanh trực tiếp chỉ huy 1 tiểu đội chốt giữ Đồi Không Tên (thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Địch dùng một đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tiến công chốt. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy tổ chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38 tên, đẩy lùi địch ra xa, riêng đồng chí Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngày sau địch tiến công lên chốt, đồng chí Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên cho lui về tuyến sau nhưng đồng chí xin ở lại chiến đấu. Đồng chí đã nhờ đồng đội tháo lắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo quanh người, nhờ y tá băng treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu đơn vị xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp với đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng trung đội do đồng chí Phùng Quang Thanh chỉ huy diệt 37 tên, bắt sống 1 tên, thu 2 súng.

Sau Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Trung tướng Khuất Duy Tiến lúc đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 - người chỉ huy trực tiếp đồng chí Phùng Quang Thanh trong trận đánh ác liệt trên Đồi Không Tên cùng với Chính ủy Đặng Văn Trượng đã đề xuất phong tặng danh hiệu anh hùng cho đồng chí Phùng Quang Thanh.

Bài "Người chỉ huy là dũng sĩ" của nhà báo Đức Toại viết về đồng chí Phùng Quang Thanh đăng nổi bật trên trang nhất và gần toàn bộ trang 3 Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 4/8/1971 (ảnh: Báo QĐND). 

Năm 1971, khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí Phùng Quang Thanh là Thượng sĩ Trung đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Những ngày này, có dịp ghé thăm Đồi không tên khiến chúng tôi bồi hồi xúc động nhớ về Đại tướng Phùng Quang Thanh. Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, ý chí và nghị lực vươn lên. Xin được kính cẩn nghiêng mình dâng nén tâm nhang tưởng nhớ về Đại tướng - Người có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Công lao đó được Đảng, Nhà nước, Nhân dân trân trọng ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao...

PHÓNG VIÊN - CTV


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội