A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cục Chính trị Quân khu 4: Khảo sát xây dựng bài giảng E-Learning tiếng Lào

Ngày 19/4/2023, Đoàn công tác của Cục Chính trị Quân khu 4 do Thượng tá Bùi Thế Kỷ, Trưởng Phòng Công tác Quần chúng (Cục Chính trị, Quân khu 4) dẫn đầu đã đến khảo sát địa điểm thí điểm xây dựng bài giảng E-Learning tiếng Lào tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Vinh.

Toàn cảnh buổi làm việc.

 

Tại buổi khảo sát, Đoàn công tác của Cục Chính trị Quân khu 4 đã nghe Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Vinh giới thiệu về tính ưu việt của bài giảng E-Learning. Theo đó, việc áp dụng bài giảng E-Learning cho phép người dạy tích hợp được nhiều công cụ truyền đạt thông tin như video bài giảng, các cuộc thảo luận trực tuyến… giúp người dạy có thể theo dõi, đánh giá học lực của học viên một cách dễ dàng bằng phương pháp mới theo hướng công nghệ số, đáp ứng được số lượng giáo viên tiếng Lào của Quân khu 4 hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Vinh giới thiệu về tính ưu việt của bài giảng E-Learning.

 

Đối với người học, E-Learning tạo môi trường học tập chủ động. Các nội dung được triển khai hoàn toàn trực tuyến. Học viên có thể làm chủ được việc học của mình; học theo tốc độ của riêng mình, được lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất và nhận được những phản hồi nhanh chóng từ giáo viên về các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, người học có thể học được mọi nơi, mọi lúc trong điều kiện có kết nối Internet, điều này giúp người học có nhiều thời gian tập trung cho việc học và tăng kết quả học tập. Vì vậy nên bài giảng E-Learning phù hợp được với cả các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Học theo mô hình này, cán bộ, chiến sĩ sẽ tận dụng được thời gian trong giờ nghỉ, ngày nghỉ để học tập mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của đơn vị.

Khảo sát xây dựng bài giảng E-Learning tại Studio của Viện nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến.

 

Một đặc điểm thuận lợi mà mô hình học kết hợp E-Learning mang lại là thông qua các phương tiện cá nhân như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… có kết nối Internet, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị có thể quản lý quân số, theo dõi quá trình học của bộ đội ở bất cứ đâu.

Với các tính năng ưu việt đó, việc tiến hành bài giảng E-Learning cho hoạt động dạy - học tiếng Lào của Quân khu sẽ giảm được tối đa các chi phí đầu tư, cho phép người dạy mang bài giảng của mình đến số lượng người học rất lớn so với học trực tiếp. Đặc biệt, các bài giảng theo mô hình E-Learning không ảnh hưởng đến quy định an ninh mạng.

Đoàn công tác Cục Chính trị Quân khu 4 và Trường Đại học Vinh tại buổi khảo sát.

 

Phát biểu tại buổi khảo sát, Thượng tá Bùi Thế Kỷ, Trưởng Phòng Công tác quần chúng đề nghị Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Vinh phối hợp triển khai thí điểm khóa học theo mô hình E-Learning cho các đối tượng thuộc Quân khu 4, trong đó đối tượng nòng cốt là cán bộ, sĩ quan trẻ; Cử chuyên gia tập huấn vận hành trang thiết bị; bổ sung xây dựng chương trình học tiếng Anh giao tiếp, phối hợp lựa chọn giáo viên để thực hiện giảng dạy tại Studio.

Tin, ảnh: NGUYỄN NGA


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội