Thứ sáu, 29/03/2024 - 15:12
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ (28/8/1945 - 28/8/2020)

Đóng góp to lớn của Bộ Nội vụ trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã mở ra một kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhiệm vụ cấp bách của dân tộc Việt Nam lúc này là phải củng cố chính quyền cách mạng, chính thức xác lập quyền hợp hiến; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống Nhân dân.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ lá phiếu đầu tiên bầu cử Quốc hội khóa I . 
Ảnh Tư liệu

Ngày 03/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên và đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Nhà nước, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội để ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Chính phủ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống ...”.

Ngày 08/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội đầu tiên.

Sắc lệnh gồm 7 điều. Trong đó quy định, “Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh này sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử đề bầu Quốc dân Đại hội. Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường. Số đại biểu của Quốc dân Đại hội ấn định là 300 người. Quốc dân Đại hội sẽ có toàn quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ...”.

Tiếp đó, Bộ Nội vụ đã chuẩn bị để Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta. Sắc lệnh gồm 12 khoản với 70 điều, quy định chi tiết, cụ thể các nội dung về mở cuộc Tổng tuyển cử, bầu cử và ứng cử, vận động tuyển cử, danh sách ứng cử, danh sách bầu cử, tổ chức bầu cử, trường hợp đặc biệt, điểm phiếu, kiểm soát bầu cử cấp tỉnh và thành phố, khiếu nại và triệu tập Quốc dân Đại hội. Chủ tịch Chính phủ lâm thời giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền có trách nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

Nhận thức rõ sứ mạng thiêng liêng của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, Bộ Nội vụ đã dốc toàn tâm, toàn sức, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 02/11/1945, Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đã gửi Thông tư tới tất cả các Chủ tịch các Ủy ban Nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã cho in ấn, phổ biến rộng rãi và yêu cầu các cấp chính quyền phải tiến hành sâu rộng một cuộc vận động, tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của cuộc Tổng tuyển cử và bảo đảm cho mọi người được tự do lựa chọn người mình muốn bầu, tránh mọi sự gò ép.

Việc bảo đảm thật sự tự do và dân chủ là yếu tố quyết định thành công của cuộc Tổng tuyển cử, do vậy, đã được Bộ Nội vụ đặc biệt chú ý. Ngày 05/12/1945, tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bắc Bộ, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần vấn đề đảm bảo tự do và dân chủ trong bầu cử. Tiếp thu tinh thần đó, Ban phụ trách Tổng tuyển cử ở Bắc Bộ đã xuất bản tờ báo Quốc hội để giải thích và thông tin sâu rộng hơn trong dân chúng.

Đồng thời, Bộ Nội vụ đã gửi tới các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ các bức điện nhấn mạnh: “Cuộc Tổng tuyển cử hiện thời có quan hệ đến vận mệnh quốc gia và mọi phương diện nội trị, ngoại giao, quân sự... Bổn phận của Ủy ban Nhân dân địa phương là vận động cho Quốc dân hiểu rõ sự quan hệ đó, để toàn thể Quốc dân tham gia nhiệt tình vào cuộc Tổng tuyển cử, hăng hái ra ứng cử và đi bầu cử, thận trọng trong việc lựa chọn nhân tài...; không được can thiệp vào, hoặc làm trở ngại quyền tự do vận động của người ra ứng cử; tuyệt đối không được dùng chính quyền để ảnh hưởng đến sự lựa chọn hay sự vận động ấy, phải hoàn toàn trung lập, chỉ khi nào ai vận động một cách không hợp pháp thì Ủy ban Nhân dân địa phương mới được can thiệp để giữ vững trật tự... ”. 

Nhờ những hoạt động tích cực của Bộ Nội vụ cùng với việc trực tiếp theo dõi sát sao công tác chuẩn bị Tổng tuyển cử ở từng địa phương, Chính phủ đã nhận thấy có nhiều nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không có đủ thời gian nộp đơn và vận động. Căn cứ tình hình cụ thể, theo báo cáo và đề nghị của Bộ Nội vụ, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời ra Sắc lệnh số 76 hoãn cuộc Tổng tuyển cử từ ngày 23/12/1945 sang ngày 06/01/1946 và gia hạn nộp đơn ứng cử đến hết ngày 27/12/1945. Tuy nhiên, ở một số nơi, do không kịp nhận Sắc lệnh hoãn lại thì vẫn được phép tổ chức bầu cử vào ngày 23/12/1945, sau đó phải báo cáo ngay cho Bộ Nội vụ.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ thì ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hơn 90% cử tri đã tham gia bầu cử. Ở Nam Bộ, mặc dù chiến sự đang diễn ra ác liệt, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức tốt ở nhiều nơi. 

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 333 đại biểu, đại diện cho các thế hệ, các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tôn giáo, thành phần dân tộc và các đảng phái chính trị ở Việt Nam.

Do nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đóng góp vô cùng to lớn của Bộ Nội vụ mà cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta đã được tổ chức thành công. Đây là một bước phát triển về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới; một Nhà nước pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc. Chính phủ có đầy đủ uy tín và hiệu lực pháp lý để điều hành đất nước, đã triển khai mọi hoạt động trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội vì lợi ích tối cao của toàn dân tộc là độc lập, tự do, sớm mang lại hạnh phúc thực tế cho mọi người dân trong điều kiện đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn. Đó là một kỳ tích của chế độ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam, là sức mạnh để giữ vững chính quyền cách mạng, để kháng chiến và kiến quốc.

Theo www.moha.gov.vn


Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử Bộ Nội vụ, NXB Chính trị quốc gia, 2005;
- Biên niên Lịch sử Bộ Nội vụ, NXB Đại học Sư phạm, 2007;
- Việt Nam Dân quốc Công báo, số 1, năm 1945.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội