A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đền Trầm Lâm

Đn Trm Lâm ni tiếng khp vùng v s linh thiêng và nhng câu chuyn thn thoi xung quanh. Đó là nhng huyn tích v đn thiêng báo mng cho Vua Hàm Nghi và giếng trước đn mà đến bây gi, người dân xung quanh vn mt mc khng đnh đây là “giếng thn” và không có đáy.

 

Di tích đền Trầm Lân được xây dựng theo hướng Nam, với kiểu nhà gỗ.

 

 

 

Bên phải ngôi đền là trống và bên trái là chuông đồng lớn được những người con quê hương cung tiến. 

 

Đền Trầm Lâm còn gọi là miếu trăm năm, đền tọa lạc vị trí đắc địa tại thôn Phú Thành, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đền xây theo hướng Nam với kiểu nhà gỗ cổng tam quan. Với hệ tường nối nhau được xây bằng gạch đá vôi vữa. Trên hai cột có hai con nghê đứng chầu ba mặt cột được trang trí họa tiết rồng, phượng và câu đối. Đền còn lưu giữ đôi liễn khắc do thái tử Thiếu bảo Nguyễn Chính, nguyên là tổng đốc Nghệ An tiến cúng ghi:

 “Công phù đại địa trung hưng thánh

Danh trấn nam thiên thượng đẳng thần”

và bức hoành do 1 vị Trực cơ khâm sai đại thần cung tiến đề 3 chữ lớn

“Nghiễn Thiên Muội”

Các sách Đại nam nhất thống chí, dư địa chí Hà Tĩnh và lễ nghi của Nhà Minh đều nói đến Đền Trầm Lâm. Năm Hoàng Vũ thứ 3 (năm 1370) vua Thái Tổ  nhà Minh đã sai sứ nhà Minh tế tại Đền. Đặc biệt đền có giếng nước hình bán nguyệt. Nước ở hồ thay đổi màu theo mùa trong năm mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng mùa thu nước trắng, mùa đông nước đen. Nước trong giếng không bao giờ cạn, mọi người cho rằng giếng này không có đáy và không đo được độ nông sâu. Theo người dân nước đền trầm Lâm rất linh thiêng chữa được bách bệnh cho người, kể cả bệnh vô sinh.Từ lâu đền Trầm Lâm là địa điểm tín ngưỡng của nhân dân huyện Hương Khê và nhiều nơi trong nước. Các vị thần linh trong đền luôn che chở, ban những điều tốt lành cho mọi người trong cuộc sống.

Giếng nước hình bán nguyệt
Tương truyền rằng nước ở trong giếng một năm có 4 mùa thì nước giếng có 4 sắc. Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng, mùa thu nước trắng và mùa đông nước đen.

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 14, Quân Minh xâm chiếm nước ta, chúng đánh chiếm kinh thành Thăng Long và Tây đô Thanh Hóa, quấy nhiễu, hà hiếp dân ta. Để cứu dân, thiên đình sai tiên nữ xuống trần ra tay độ thế, bà đã giúp dân thoát khỏi sự tàn bạo  của quân giặc, bà là “Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm kiêm Lục Quốc Thanh Y anh linh diệu ngọc linh ứng thiên thần” và bà được các triều Lê, nguyễn sắc phong Thượng Thượng đăng tối linh thần. Đền còn là nơi thờ vọng mã hồng công chúa và Thập nhị tiên nương. Đền trầm lâm gắn liền với chứng tích lịch sử của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đệ tam phụ chính đại thần, Nơi đây ra đời chiếu cần vương và khởi đầu cuộc kháng Pháp do hai ông lãnh đạo. Ngày 25/9/1885 (ất dậu) trước khi về Hà Tĩnh về Quảng Bình, vua Hàm Nghi đã sắc phong cho các vị thần đền Trầm Lâm, ban các lễ vật phẩm quý vì đã có công giúp vua. Các vật phẩm gồm 3 con voi, trong đó có 2 con bằng vàng và 1 con bằng đồng, 2 thanh bảo kiếm, 39 đạo sắc phong các triều, để lại áo bào. Đến nay, sau hơn 200 năm nhân dân Phú Gia vẫn bảo quản, lưu giữ được các vật phẩm nhà vua ban  tặng . Đền cũng gắn bó đắc lực trong các giai đoạn chống Pháp và giai đoạn chống đế quốc Mỹ. Năm 2001 Đền Trầm Lâm thuộc quần thể di tích Thành sơn phòng đền công đồng, đền Trầm Lâm được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, ngôi đền bị hư hỏng nhiều năm, được Nhà nước và nhân dân đầu tư đóng góp công sức tu tạo đền thờ nên khang trang linh thiêng đón đông đảo du khách đến thăm quan, chiêm bái.

T.V


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội