Thứ năm, 28/03/2024 - 23:22
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Muôn tấm lòng hướng về bình độ 400

Năm 1979, sau khi thất bại thảm hại và bị cả cộng đồng quốc tế lên án, ngày 05/3/1979, nhà cầm quyền Trung quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Đến ngày 18/3/1979, hầu hết đội quân xâm lược đã rút sang bên kia biên giới. Nhưng chúng vẫn ngang ngược tiếp tục chiếm giữ một số điểm cao thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, chúng còn thường xuyên sử dụng pháo binh bắn phá và đưa bộ binh xâm nhập, tiến công đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam. Tại những nơi này, quân và dân ta đã kiên quyết chiến đấu, giành giật từng tấc đất Tổ quốc. Khu vực bình độ 400 thuộc thôn Nà Làng, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là một trong những nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch.

Bộ đội Sư đoàn Bộ binh trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: TƯ LIỆU

Đặc biệt là trận chiến đấu có tính chất quyết định đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng khu vực bình độ 400. Để bảo đảm chắc thắng và giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sinh lực. Rạng sáng ngày 10/5/1981, Tư lệnh mặt trận Lạng Sơn, Thiếu tướng Hoàng Đan quyết định sử dụng một tiểu đoàn Đặc công (thiếu) thuộc Trung đoàn ĐC 198 bí mật tiến công, đánh bật quân địch khỏi điểm cao. Tiếp đến là một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52, Sư đoàn Bộ binh 337 tiếp ứng, 11 giờ 30 phút, ta đánh chiếm toàn bộ 3 mỏm (1,2,3), làm chủ trận địa, tổ chức phòng ngự. Ngày 11/5/1979, sau hơn hai giờ pháo binh bắn phá hủy diệt khu chiến, địch sử dụng hai sư đoàn, tổ chức thành nhiều thê đội, liên tục thay phiên nhau tiến công hòng chiếm lại điểm cao. Cuộc chiến giằng co quyết liệt giữa ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng mét chiến hào... Ngoài lực lượng chủ công là Trung đoàn Bộ binh 52, hầu hết các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 337 (e4, e92, e197, ePB108) cùng hai đại đội Trinh sát, Đặc công Quân khu Một... đã liên tục ngoan cường chiến đấu. Sau bảy ngày đối đầu sinh tử, biết không thể khuất phục được ý chí chống xâm lược của quân ta. Ngày 16/5/1981, Trung Quốc buộc phải rút quân, từ bỏ ý đồ đánh chiếm lâu dài bình độ 400.

Để giải phóng được một phần lãnh thổ thiêng liêng Tổ quốc. Tại đây, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị: Sư đoàn Bộ binh 337, Trung đoàn Đặc công 198, Tiểu đoàn Trinh sát 31, Tiểu đoàn Đặc công 20 Quân khu Một... và dân quân tự vệ huyện Cao Lộc đã gửi trọn tuổi xuân cho Tổ quốc. Chỉ riêng Trung đoàn Bộ binh 52, Sư đoàn 337 đã có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, trong đó có trên 70 đồng chí chưa tìm được hài cốt.

Cựu chiến binh Sư đoàn Bộ binh 337 dâng hương, tưởng niệm các liệt sĩ tại Đền thờ liệt sĩ ở Cao Lộc, Lạng Sơn. Ảnh: CTV

Thể theo nguyện vọng của đông đảo Cựu chiến binh mặt trận Lạng Sơn cùng thân nhân liệt sĩ, năm 2020, Ban liên lạc Cựu chiến binh mặt trận B400 đã phát tâm công đức, quyên góp từ hàng trăm Cựu chiến binh cùng các doanh nghiệp và nhà hảo tâm. Đồng thời khẩn trương triển khai xây dựng Đền thờ liệt sĩ chống xâm lược trên chính bình độ 400. Đền thờ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu. Từ đó đến nay đã có gần 100 đoàn Cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, cơ quan đoàn thể và Nhân dân các địa phương... với hàng ngàn lượt người đến cung tiến, dâng hương, tưởng nhớ và tri ân liệt sĩ. Dự kiến, Ngày 10/5/2021 sẽ là ngày giỗ đầu sau 40 năm đối với các liêt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để giải phóng khu vực bình độ 400 khỏi sự chiếm đóng trái phép của quân xâm lược. Tuy nhiên, do dịch Covid - 19 bùng phát, tâm nguyện của hàng trăm gia đình thân nhân liệt sĩ, của các thế hệ cán bộ chiến sĩ sư đoàn Bộ binh 337 nói riêng và mặt trận Lạng Sơn nói chung chưa được thực hiện. Dẫu vậy, những ngày này, trên mọi miền Tổ quốc, muôn tấm lòng đang hướng về bình độ 400 với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.

ĐỖ PHẤN ĐẤU


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội