Chủ nhật, 19/05/2024 - 00:00
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghĩa tình trên dãy Trường Sơn

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vỹ, có truyền thống bang giao hoà hiếu, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Ngày nay, các đơn vị Quân khu 4 làm nhiệm vụ trên đất bạn Lào luôn phát huy tốt truyền thống đó, nỗ lực khắc phục khó khăn, giúp Bạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào anh em.

Bài 1. Vượt khó trên đất Bạn

Làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào - là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, kinh tế và giao thông kém phát triển, an ninh trật tự khá phức tạp, nhiều tập quán còn lạc hậu, đời sống của bà con dân tộc Lào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... Luôn xem Lào là quê hương thứ hai, cán bộ, nhân viên các đơn vị đã đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, nỗ lực vượt khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thành quả ngọt ngào

Trải qua 18 năm kiên trì, nỗ lực, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO (Tổng Công ty hợp tác kinh tế, Quân khu 4) đã phát triển diện tích cao su trên địa bàn huyện Pắc Ca Đinh, tỉnh Bô Ly Khăm Say lên 2008 hecta, gồm 2 nông trường và 1 nhà máy chế biến mủ cao su năng suất đạt 4500 tấn/năm; đưa cây cao su Việt Nam trở thành cây trồng chủ lực trên đất bạn Lào, giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động Lào, với thu nhập bình quân 2,5 triệu kip/người/tháng. Nếu tính bình quân 5 năm 2019 - 2023, doanh thu của Công ty đạt 95,211 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 13,319 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,314 tỷ đồng. Lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước. Thành công rực rỡ, nhưng ít ai biết được rằng, có được kết quả đó, cán bộ, nhân viên phải đánh đổi bằng sự hy sinh, trải qua biết bao nhọc nhằn, gian truân, vất vả.

Lao động người Lào cạo mủ cao su.

 

Đến nay, ông Nguyễn Thế Hải (Phó Giám đốc Nông trường 1, Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO) vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên “khởi nghiệp” trên đất bạn Lào. Năm 2006, ông cùng một số cán bộ được Tổng Công ty cử qua huyện Pắc Ca Đinh khảo sát để trồng cây cao su. Qua câu chuyện với ông Hải chúng tôi được biết, ròng rã nhiều tháng trời, anh em mang cơm nắm, lương khô, băng rừng, lội suối, vừa mở đường vừa đi, mang từng nắm đất về phân tích, đánh giá mẫu.

Đi trên những con đường rộng thênh thang, hai bên bản làng đông đúc, nhộn nhịp, đời sống bà con sung túc; ngắm nhìn rừng cao su bạt ngàn xanh ngát, chẳng ai ngờ được, trước đây, khu vực này là địa hình rừng núi hoang vu, chưa có đường sá, dân cư thưa thớt, chủ yếu của người Lào Lùm và Lào Tày, kinh tế và giao thông kém phát triển. Đặc biệt, các thế lực phản động, thù địch thường xuyên hoạt động chống phá chính quyền, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO thu hoạch mủ.

 

Sau khi khảo sát và trồng thử nghiệm thành công. Đến năm 2007, Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO được thành lập. “Những ngày đầu thành lập, chúng tôi phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Công nhân không có nên ban ngày anh em chúng tôi lên chăm sóc vườn cây, ban đêm tranh thủ học tiếng Lào, rảnh rỗi thì xuống các thôn, bản để tìm hiểu phong tục tập quán, vận động Nhân dân Lào tham gia dự án trồng cao su. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, công ty đã ký kết hợp đồng được với hơn 500 lao động địa phương, giúp bà con giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống” - ông Nguyễn Thế Hải chia sẻ.

Bộ Tư lệnh Quân khu kiểm tra dây chuyền sản xuất mủ cao su của Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO.

 

Những năm gần đây, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và đời sống của Nhân dân Lào. 3 năm dịch Covid-19 hoành hành tại Việt Nam và Lào, cũng là chừng ấy năm hầu hết cán bộ, nhân viên Công ty không được về thăm nhà, do chủ trương hạn chế xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu. Cũng như nhiều công ty khác, Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, sự suy thoái kinh tế thế giới, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt với những công ty cùng ngành Cao su; thị trường biến động, kinh tế Lào suy giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, việc làm, đời sống của người lao động.

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần công nghiệp Cao su COECCO tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống.

 

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Công ty, cho hay: Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, với phương châm Chủ động thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19 để phát triển sản xuất”. Công ty đã có những điều chỉnh, thay đổi để vừa sản xuất kinh doanh vừa ngăn chặn dịch và thích ứng an toàn. Kịp thời động viên, thăm hỏi, trao quà hỗ trợ cán bộ, nhân viên, người lao động; đặc biệt đẩy mạnh phong trào thi đua, tổ chức lao động sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”: Lực lượng tại chỗ, sinh hoạt tại chỗ, sản xuất tại chỗ, cùng quy trình sản xuất khép kín, nhờ đó, vẫn bảo đảm đủ nguồn nhân lực sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19 dài ngày.

Gian nan đi tìm đồng đội

Nhiều lần theo chân Đội quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) 6 tỉnh thuộc Quân khu 4 làm nhiệm vụ trên đất bạn Lào, chúng tôi được nghe và chứng kiến biết bao sự hy sinh, vất vả, nhọc nhằn của cán bộ, nhân viên Đội quy tập. Các đợt tìm kiếm, quy tập HCLS đều diễn ra vào mùa khô, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, gió Lào bỏng rát, khô hanh. Bước chân cán bộ, nhân viên Đội quy tập vẫn không ngừng nghỉ, thầm lặng có mặt ở các bản làng, nơi rừng sâu, núi cao, vực thẳm của nước bạn Lào để tìm kiếm, cất bốc, hồi hương HCLS. Trung tá Lê Hữu Tuấn, Đội trưởng Đội quy tập HCLS Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, cho biết, Đội được giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập HCLS quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại địa bàn tỉnh Hủa Phăn (Lào). Quá trình thực hiện nhiệm vụ, khó khăn nhất là nguồn thông tin ít. Các nhân chứng hầu hết tuổi cao, sức yếu, trí nhớ giảm, khó khăn trong hỗ trợ thông tin và tìm kiếm tại thực địa. Các phần mộ liệt sĩ chủ yếu nằm ở vùng núi cao, rừng sâu, địa hình hiểm trở. Nhiều nơi anh em phải hành quân bộ, vừa đi vừa mở đường; đối diện nguy hiểm do bom, mìn sót lại sau chiến tranh. Nhưng bằng trách nhiệm cao, cán bộ, nhân viên Đội đã đào hàng trăm mét khối đất đá để tìm đồng đội.

Đội quy tập Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị quy tập HCLS tại bản Lạy Ka Thạ, huyện Át Xạ Phăng Thong, tỉnh Sa Vẳn Na Khệt, Lào.

 

Xác định tìm kiếm, quy tập HCLS là trách nhiệm thiêng liêng, cán bộ, nhân viên các Ðội quy tập vừa tích cực tìm kiếm, quy tập, vừa làm tốt công tác dân vận, thu thập, xử lý thông tin từ người dân địa phương để mở rộng địa bàn. Thượng úy QNCN Nguyễn Minh Huy, Nhân viên Đội quy tập Bộ CHQS tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Dù có thông tin, song qua nhiều năm, địa hình thay đổi. Vì thế, có những đợt tìm kiếm kéo dài cả tháng. Có lúc cao điểm kiên trì trong hai tháng, đội đã tìm được 8 HCLS có họ tên tại khu vực núi Phu Phả Đen ở bản Thèn Phùn (huyện Mường Khun, tỉnh Xiêng Khoảng). Những lúc đó, lương thực, thực phẩm, nước uống cạn kiệt, cả đội lại động viên nhau, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm tìm kiếm để sớm đưa các liệt sĩ trở về với quê hương, gia đình”.

Cán bộ, nhân viên Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ 589, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình cất bốc hài cốt liệt sĩ tìm được tại hang Lợn, bản Pha Nang, huyện Mạ Hả Xay, tỉnh Khăm Muộn, Lào.

 

Gần 5 năm nay, Thiếu tá QNCN Nguyễn Trung Vương, Nhân viên Đội quy tập Bộ CHQS tỉnh Nghệ An, hầu hết sống xa nhà. Ngoài việc đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm thông suốt thông tin liên lạc cho Đội quy tập, anh còn tham gia nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc, hương khói và lập hồ sơ các HCLS tìm thấy, bàn giao cho cơ quan chức năng. Với anh, Lào như quê hương thứ hai và anh luôn xem công việc của mình là trách nhiệm thiêng liêng. Vất vả là thế nhưng theo anh Vương, cán bộ, nhân viên đội luôn có ý thức, trách nhiệm rất cao, yêu thương, đoàn kết, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Có đồng chí bị thương, bị sốt rét, nhưng khi bình phục lại xung phong lên đường tìm kiếm đồng đội. Luôn thấu hiểu những đau thương, mất mát của gia đình, thân nhân các liệt sĩ. Phải nhanh chóng đưa các anh trở về là động lực, mệnh lệnh không lời thôi thúc toàn đội nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 16 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào, đã quy tập được trong mùa khô năm 2022-2023.

 

Nhờ đồng sức, đồng lòng, không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, giai đoạn 2014 - 2024, các Đội quy tập của Quân khu 4 đã tìm kiếm, quy tập được 1278 HCLS quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào.

Tận tình vì sức khỏe Nhân dân Lào

Cháu Sa Ly Khả, 10 tuổi, con gái của anh Sổm Chay Chít Ta Phông và chị Thào Nùn Xổm Xa Nạ Ni Còn ở bản Na Pẹ, trú tại huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay bị ốm, sốt cao. Anh chị đã thuê thầy về cúng xua đuổi tà mà suốt 3 ngày đêm khiến cháu rơi vào tình trạng co giật, hôn mê, đe dọa đến tính mạng. Được tin, Bệnh xá Laksao (Tổng Công ty hợp tác kinh tế, Quân khu 4) đã phối hợp với cán bộ bản đến nhà tuyên truyền vận động đưa lên Bệnh xá ngay trong đêm. Nhờ được các y, bác sĩ cho hạ sốt, can thiệp y tế kịp thời nên cháu qua cơn nguy kịch.

Các y, bác sĩ Bệnh xá Laksao​​​​​​, Tổng Công ty hợp tác kinh tế khám bệnh cho Nhân dân huyện Mường Quân, tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

 

Cháu Sa Ly Khả là một trong rất nhiều trường hợp người dân Lào được Bệnh xá Laksao cấp cứu, điều trị kịp thời nên giữ được tính mạng. Theo Bác sĩ chuyên khoa 1, Lê Văn Định, Bệnh xá trưởng: Nơi Bệnh xá đứng chân là địa bàn vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, người dân bản địa hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số Lào, nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín di đoan, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại. Gần 25 năm hoạt động trên đất bạn Lào, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh xá luôn chăm lo, gắn bó với người bệnh. Đã khám, chữa bệnh cho hơn 20 ngàn lượt cán bộ, nhân viên Tổng công ty và Nhân dân Lào trên địa bàn. Riêng năm 2023, Bệnh xá đã khám chữa bệnh cho hơn 5000 lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 2000 bệnh nhân là đối tượng chính sách, người nghèo Lào được tiếp cận với dịch vụ KCB hiện đại hoàn toàn miễn phí.

“Mặc dù trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhưng cán bộ, nhân viên chúng tôi luôn chủ động, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăn, tu dưỡng, rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn; quản lý, sử dụng có hiệu quả vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh; làm tốt công tác dân vận, nâng cao uy tín của Bệnh xá với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nước bạn, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào anh em” - Bác sĩ Lê Văn Định, nói.

Bác sĩ chuyên khoa 1, Lê Văn Định, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Laksao (người mặc áo Blouse trắng) khám bệnh cho người dân bản Phôn Pheng, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay.

 

Tìm hiểu chúng tôi được biết, ngày 29/12/1999, theo thỏa thuận giữa 2 nước Việt Nam và Lào, Bệnh xá Laksao được thành lập tại bản Phôn Pheng, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay. Bệnh xá có nhiệm vụ KCB cho cán bộ, nhân viên, người lao động của Tổng công ty làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dân vận trên đất Lào và cán bộ, Nhân dân Lào. Là Bệnh xá thuộc tuyến 4 trong hệ thống KCB theo quy chuẩn Việt Nam và Lào. Với khuôn viên rộng hơn 4000m2, quy mô 20 giường bệnh, có 5 phòng khám chức năng, trang bị nhiều thiết bị hiện đại như máy siêu âm, điện tim... Trong suốt quá trình hoạt động, Bệnh xá luôn lấy mục tiêu phục vụ người bệnh là trên hết, do vậy, Bệnh xá được cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân Lào tin cậy, yêu mến, trở thành cơ sở KCB, địa chỉ tin cậy của cán bộ và Nhân dân.

Ông Khăm Mằn, Trưởng bản Phôn Pheng, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nhấn mạnh: “Trước đây, người dân tại bản khi ốm đau thường thuê thầy mo, thầy cúng về giải trừ tà ma, vừa tốn tiền, tốn của, vừa hại thân. Từ khi sang đứng chân trên địa bàn, Bệnh xá Laksao đã tuyên truyền, vận động giúp bà con thay đổi hủ tục; đưa bà con tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế hiện đại. Bệnh xá còn có chương trình khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo; nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong phòng, chống dịch bệnh. Sự có mặt của Bệnh xá đã tạo sự yên tâm cho người dân khi bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro…; góp phần chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

(còn nữa)...

Nhóm phóng viên

Bài 2: Nhân lên những việc làm tình nghĩa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội