Thứ sáu, 29/03/2024 - 17:37
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành công của vaccine Cuba thắp lên hy vọng cho các nước nghèo

CNBC vừa đăng bài viết đánh giá thành công của vaccine ngừa Covid-19 do Cuba sản xuất có thể mang lại hy vọng cho các nước có thu nhập thấp, bởi kinh doanh không phải mục đích chính của quốc đảo Caribe mà để bảo vệ sức khỏe toàn cầu.

Đề cập đến các thành tựu của Cuba trong lĩnh vực vaccine ngừa Covid-19, bài báo cho biết, Cuba là nước có tỷ lệ dân số tiêm vaccine lớn hơn hầu hết các nước lớn nhất và giàu nhất trên thế giới. Cho đến nay, khoảng 86% dân số Cuba đã được tiêm đầy đủ ba liều vaccine ngừa Covid-19, theo số liệu thống kê chính thức của Our World in Data. 

Tỷ lệ này chỉ xếp sau Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong bối cảnh đang phải chịu các lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ, quốc đảo Caribe đã đạt được thành tựu quan trọng khi tự sản xuất được vaccine ngừa Covid-19 của riêng mình. 

Bà Helen Yaffe, chuyên gia về Cuba kiêm giảng viên lịch sử kinh tế và xã hội tại Đại học Glasgow (Scotland) đánh giá “đây là một kỳ tích đáng kinh ngạc”, nhưng cũng không phải điều ngạc nhiên đối với những người nghiên cứu về công nghệ sinh học.

Nhân viên y tế Cuba tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Reuters

Theo bà, thành công của Cuba không phải tự nhiên có được, mà là kết quả từ chính sách đúng hướng của Chính phủ, trong đó tập trung đầu tư vào cả y tế công cộng và khoa học y tế. Bà cho biết, Cuba có đội ngũ bác sĩ gia đình và các phòng khám ở khắp mọi khu vực. Nhiều phòng khám trong số này đặt tại những vùng nông thôn hoặc nơi khó tiếp cận, đồng nghĩa với việc các cơ quan y tế có thể nhanh chóng cung cấp vaccine cho toàn bộ người dân. 

“Một khía cạnh khác là người dân Cuba không có tâm lý do dự về vaccine-điều mà chúng tôi đang thấy ở nhiều quốc gia”, bà Yaffe nói.

Còn theo Giáo sư John Kirk, chuyên nghiên cứu về các nước Mỹ Latin thuộc Đại học Dalhousie của Canada: “Sự thành công của một đất nước nhỏ bé trong việc sản xuất vaccine và tiêm phòng cho khoảng 90% dân số là điều phi thường”. 

Cho đến nay, Cuba là nước duy nhất ở Mỹ Latin và Caribe tự sản xuất được vaccine ngừa Covid-19. Ngành công nghệ sinh học uy tín của Cuba đã phát triển 5 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau, trong đó có vaccine Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus. Cả 3 loại vaccine này đều cung cấp tới 90% khả năng bảo vệ, chống lại Covid-19 khi tiêm 3 liều, theo các cơ quan y tế Cuba.

Không giống như những loại vaccine của Mỹ là Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA, tất cả các loại vaccine của Cuba đều là vaccine protein tiểu đơn vị-như vaccine Novavax. Điều quan trọng đối với các nước thu nhập thấp là giá thành sản xuất rẻ, có thể sản xuất ở quy mô lớn và không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu. 

Giáo sư Kirk cho biết, vaccine của Cuba không yêu cầu nhiệt độ cực thấp như Pfizer và Moderna, vì vậy rất thích hợp cho nhiều nơi, đặc biệt là ở châu Phi, vốn có cơ sở hạ tầng hạn chế trong việc bảo quản vaccine.

Thậm chí vaccine của Cuba được nhiều giới chức y tế thế giới tin tưởng coi như nguồn hy vọng tiềm năng của khu vực Nam bán cầu, nhất là khi tỷ lệ tiêm chủng ở khu vực này còn thấp. Bà Yaffe nói: “Tôi nghĩ rõ ràng nhiều quốc gia và dân số ở Nam bán cầu coi vaccine Cuba là hy vọng tốt nhất để được tiêm chủng vào năm 2025”.

Tuy nhiên, để hy vọng trên trở thành hiện thực, vaccine của Cuba còn cần phải được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt. Quá trình xem xét của WHO bao gồm việc đánh giá các cơ sở sản xuất vaccine, khâu mà các quan chức y tế Cuba cho rằng đã làm chậm tiến độ. 

Theo ông Vicente Verez, người đứng đầu Viện vaccine Finlay của Cuba, các tài liệu và dữ liệu cần thiết sẽ được Cuba đệ trình lên WHO trong quý I-2022. Theo Giáo sư Kirk, sự chấp thuận của WHO đối với vaccine do Cuba sản xuất trong nước sẽ có “ý nghĩa to lớn” đối với các nước đang phát triển.

Đáng chú ý, theo Giáo sư Kirk, không giống như các quốc gia hay công ty dược phẩm khác, Cuba đã đề nghị tham gia chuyển giao công nghệ để chia sẻ chuyên môn sản xuất vaccine của mình với các nước có thu nhập thấp. 

“Mục tiêu của Cuba không phải là kiếm tiền nhanh chóng, không giống như các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, mà là để bảo vệ sức khỏe toàn cầu. Vì vậy, việc chế tạo vaccine ở Cuba có thể tạo ra lợi nhuận nhưng không phải là lợi nhuận cắt cổ như một số công ty đa quốc gia sẽ kiếm được”, Giáo sư Kirk nhấn mạnh.

Theo Báo QĐND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội