Thứ năm, 28/03/2024 - 22:04
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vĩnh biệt anh Doãn Yến ​​​​​​​

    Tôi gặp anh Doãn Yến khi đất nước đã thống nhất, Báo Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế đã hoàn thành nhiệm vụ, sáp nhập với Báo Quân Khu Bốn. Thượng úy Trần Doãn Yến và Thượng úy Nguyễn Phi Sáu về phòng Tuyên huấn Quân khu 4. Vốn là phóng viên Thông tấn xã, cộng tác viên tích cực của Báo Quân Giải phóng Trị Thiên - Huế các anh quen và thân rất nhanh với cánh phóng viên Báo Quân khu chúng tôi.

            Ngày ấy, trong Báo Quân khu tôi là phóng viên trẻ nhất, lại là lính trận mới về báo, thuộc loại xông xáo nên lọt vào “mắt xanh” anh Doãn Yến. Là phóng viên từ chiến trường trở về, gặp "thằng lính trận" mới “lên” làm báo, anh Doãn Yến rất vui trò chuyện với tôi rất thân mật. Tôi cũng rất mê anh, rất mê những chuyện chiến trường anh kể. Qua câu chuyện, tôi được biết, anh học xong khóa Thông tấn xã cấp tốc, năm 1965 khi quân Mỹ ồ ạt đổ ra chiến trường Trị - Thiên anh đã có mặt làm phóng viên mặt trận. Súng tiểu liên trên vai, máy ảnh trước ngực, anh lăn lộn đến với từng đơn vị, từng chiến sĩ. Anh em cùng Mặt trận Trị - Thiên ra kể Doãn Yến rất hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; sống rất chân tình với mọi người, nhưng lại là tay gan lì có tiếng. Nơi nào quân ta đối đầu với địch là anh có mặt. Nhiều lần anh còn sát cánh cùng anh em các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Những tấm ảnh, những bài bút ký, phóng sự anh viết trên chiến trường Trị - Thiên khói lửa, thấm đẫm biết mấy những giọt mồ hôi và cả máu của anh và đồng đội.

Đồng chí Doãn Yến (hàng đầu, thứ 2 trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Báo Quân khu Bốn.

       Về Quân khu, anh sống hòa đồng cùng mọi người. Anh em trong Phòng Tuyên huấn ai cũng quý anh. Thấy cái “máu lính đặc công” trong tôi còn hăng hái quá, nhiều lần anh tỉ tê: “Mình thấy Xuân Diệu viết nhiều, viết tốt, nhưng sống thì có vẻ tự do tí chút (Anh hay dùng từ “tí chút”, tí như viết tí chút, vui tí chút…vv). Mình là sĩ quan, lại là Nhà báo Quân đội, nên cố rèn giũa cho nghiêm túc, để khi xuống đơn vị cho anh em cán bộ, chiến sĩ họ nhìn vào Xuân Diệu ạ!”.

       Tôi muốn nói thêm rằng, chưa khi nào anh xưng với tôi bằng “cậu” hay “chú” mà chỉ xưng bằng tên như là bạn bè vậy. Mặc dù anh hơn tôi đến hơn chục tuổi, đi bộ đội trước tôi cả chục năm. Anh Doãn Yến rất yêu văn học. Anh đã có hàng chục truyện ký được các nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Thanh niên, Quân khu Bốn xuất bản. Tôi yêu những tác phẩm viết về Trị - Thiên của anh như : “Chuyện vùng ven”, “Trên dòng sông hai huyện”…vv. Đặc biệt là Bút ký “Người đi” của anh. Bằng cách viết rủ rỉ như kể chuyện, những mảng màu của cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược trên Mặt trận Trị - Thiên hiện lên ngồn ngộn như chạm tay vào được. Trong từng trang viết rất súc tích, Doãn Yến cũng kiệm lời như cuộc đời anh vậy.

        Tôi nhớ tháng 2 năm 1979, tôi và anh đang dự Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Quân khu ở Huế thì súng nổ trên biên giới phía Bắc. Anh rủ tôi đi một vòng trên các con đường trong làng quê Huế mà tôi quên tên. Khuya lắm rồi, từ một ngôi nhà còn le lói ánh đèn vọng ra tiếng một đứa trẻ đang đọc bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu. Tự dưng anh nắm lấy tay tôi: “Đất nước mình lại bước vào một trận chiến vệ quốc mới rồi đó Xuân Diệu. Tự dưng mình thấy trách nhiệm của người cầm bút, của người tuyên huấn chúng mình càng nặng nề. Tự dưng mình cứ muốn xin được về Quân khu, được cùng Sư đoàn 337 lên biên giới diệt giặc quá Xuân Diệu ơi!”.

       Trong đêm Huế dưới ánh sao trời, tôi cảm thấy bàn tay anh nắm tay tôi thật chặt. Tôi thấy cái “máu lính” khi đất nước bị xâm lăng từ anh đã chuyền sang tôi, rát bỏng!

        Lại một lần, khi biết tin Nguyễn Lương Lộc hy sinh trong một chuyến công tác bên nước bạn Lào, Doãn Yến, Phi Sáu và tôi đến nhà anh Lộc lúc đó ở Công ty dược phẩm Nghệ An thắp nén hương tiễn biệt. Khi cắm nén hương lên bàn thờ Nguyễn Lương Lộc, Doãn Yến bật khóc. Nhìn người lính đã luống tuổi khóc tiễn biệt đồng đội, tôi không sao cầm được nước mắt. Đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng tôi thấy Doãn Yến khóc!

        Nhiều năm sau anh Doãn Yến còn giữ nhiều cương vị quan trọng như Phó trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu, rồi Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu. Ở cương vị nào anh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được Đảng, Quân đội giao phó. Từ ngày về hưu, tôi và anh ít gặp nhau hơn, nhưng mỗi khi gặp anh lại cười rất hiền, cầm tay tôi như cái đêm ở Huế năm nào, khen: “Lâu nay mình theo dõi đài, báo, thấy Xuân Diệu viết nhiều, viết khỏe! Thế là mừng! Ở tuổi chúng mình làm được gì cho Quân khu, cho Quân đội, cho người lính cứ cố gắng làm!”.

       Cách đây không lâu, tôi mới gặp anh trong Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thốngp Báo Quân khu Bốn. Tôi, anh, anh Đậu Kỷ Luật, Đào Thắng, Văn Thành và chị Sâm vợ Nguyễn Lương Lộc, chị Minh vợ Nguyễn Đình Thái có chụp chung với nhau một “pô” ảnh kỷ niệm. Anh nói rất vui: “Có lẽ Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Báo Quân khu, mình và vài ba anh em đây sẽ không có mặt nữa. Xuân Diệu đi thay cho mấy anh em mình nhé!”.

      Tôi mỉm cười nghĩ rằng anh nói vui. Chẳng ngờ sang hôm qua ngày 31 tháng 8 năm 2020, Thượng tá Hồ Công Lĩnh, Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Quân khu điện thoại cho tôi: “Bác Doãn Yến “đi” sáng nay rồi anh ơi! Bác ấy đi thể dục, bị tai nạn anh ạ!”.

      Tôi giật mình suýt đánh rơi điện thoại. Thật thế sao, anh Doãn Yến ơi! Một  người bạn, người đồng chí hiền lành, chất phác; một đồng đội, một người lính dũng cảm. Chiến tranh, bom đạn đã không làm gì được anh, mà anh lại ra đi vì một tai nạn đời thường! Lại thêm một người bạn, người anh bỏ chúng tôi về với cõi vô cùng! Đường sá xa xôi, tôi đã thức trắng đêm viết bài giã từ này xin được gửi đến anh thay cho nén tâm hương vĩnh biệt! Anh Doãn Yến ơi!

     Ngày 1 tháng 9 năm 2020

       NGUYỄN XUÂN DIỆU

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội