Thứ sáu, 29/03/2024 - 15:54
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
Kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021))

Trận then chốt quyết định trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975, qua nghiên cứu tình hình mọi mặt, Bộ chỉ huy chiến dịch căn cứ vào phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng"; đồng thời với việc tổ chức trận then chốt tiêu diệt các sư đoàn chủ lực mạnh của địch ở tuyến phòng thủ vòng ngoài, không cho chúng co cụm lớn về Sài Gòn, Bộ Tư lệnh chiến dịch xác định phải chuẩn bị chu đáo, tổ chức các mũi thọc sâu có sức đột kích mạnh đánh nhanh vào các mục tiêu chủ yếu trong nội đô Sài Gòn.

Trên hướng tiến công từ phía Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao cho Sư đoàn 10 được tăng cường Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320A), Trung đoàn Đặc công 198, Trung đoàn Cao xạ 234; 2 Tiểu đoàn xe tăng, xe thiết giáp và 1 Đại đội xe tăng M41 - M48; 1 Tiểu đoàn pháo 155mm, 1 Trung đội A72 có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và phối hợp với Sư đoàn 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Ngày 28/4/1975, quân ta tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau khi Sư đoàn 320A tiến công làm chủ căn cứ Đồng Dù, 5 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, đội hình thọc sâu của Sư đoàn 10 bắt đầu xuất kích tiến công. Trên đường hành tiến, quân ta vừa dùng hỏa lực chế áp vào những vị trí chốt chặn của địch trên dọc đường và bắn trả máy bay của chúng. Trung đoàn 28 liên tục phát huy sức mạnh đột kích đánh tan các vị trí của địch ở Phú Hòa Đông, Tân Quy. khi tiến vào Hóc Môn thì cầu Sáng sập (do xe tăng của ta đi gần nhau quá trọng tải), Trung đoàn trưởng quyết định tổ chức cho đơn vị vòng theo đội hình của Trung đoàn 24 và cơ quan sư đoàn.

Thực hiện cách đánh kết hợp chặt chẽ giữa hỏa lực và xung lực mạnh tiến công từ chính diện với các mũi vu hồi bên sườn, phía sau. Trung đoàn 24 phát huy sức mạnh đột kích liên tục đánh tan các cụm quân địch ở Củ Chi, Nam Cầu Bông, Thành Nam Quan, trại Quang Trung mở đường cho sư đoàn.

Vào đến Sài Gòn, Trung đoàn 24 vượt qua cầu Tham Lương, liên tiếp đánh tan các cụm quân địch ở nhà máy dệt Vi-na-nếch-cô, Ngã ba Bà Quẹo, Ngã tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả. Tại các khu vực này, địch dùng không quân, pháo binh ngăn chặn ác liệt (có cả đạn hóa học), nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đã hy sinh.

Ở xưởng dệt Vi-na-tếch-cô giáp với đầu phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng của địch có 1 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn dù và 1 chi đội xe thiết giáp. Ta vừa phải tổ chức lực lượng phòng không khống chế không quân địch, vừa cơ động hỏa lực mạnh lên chế áp mục tiêu tạo điều kiện cho bộ binh, xe tăng đột phá mới thành công.  7 giờ ngày 30 tháng 4, Sư đoàn 10 bắt đầu tiến công vào mục tiêu chủ yếu được giao. Được pháo binh chiến dịch và sư đoàn chế áp sân bay Tân Sơn Nhất chi viện, Trung đoàn 24 tổ chức hai mũi tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.

Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 5 phát triển từ Ngã tư Bảy Hiền vào cổng số 5 sân bay, sau đó đánh vào khu truyền tin và sở chỉ huy sư đoàn không quân. Tại Ngã tư Bảy Hiền, hai tiểu đoàn của địch có xe tăng yểm trợ lợi dụng các vị trí có lợi ở hai bên phố dùng hỏa lực ngăn chặn ta quyết liệt. Ta phải tổ chức lại hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng đột phá, đồng thời tổ chức một mũi vu hồi theo hướng bệnh viện "Vì Dân", thực hiện chia cắt, đánh gần đánh tan cụm quân địch tại đây.

8 giờ 45 phút, khi phát triển đến Tây Nam cổng số 5, Tiểu đoàn 5 đề nghị trên dừng bắn cho đơn vị xung phong đánh chiếm mục tiêu trong sân bay. Nhưng khi đội hình tiến công của ta vừa đến cách địch khoảng 100m thì bị hỏa lực của chúng ngăn chặn. Sau nhiều lần đột phá tiến công không thành công, Tiểu đoàn 5 được trung đoàn tăng cường thêm hỏa lực, bộ binh và xe tăng tiếp tục đột phá. Sau một giờ chiến đấu quyết liệt, ta chiếm được cổng số 5 và phát triển đánh vào các mục tiêu được phân công, đồng thời chia cắt giữa Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu ngụy.

Cùng thời gian, hai tiểu đoàn 4 và 6 cơ động trên đường Hoàng Hoa Thám đánh chiếm mục tiêu, từ 9 giờ Tiểu đoàn 4 bắt đầu tiến công đánh chiếm Bộ tư lệnh quân dù ngụy. Đúng 11 giờ 30 phút, Trung đoàn 24 đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất - căn cứ không quân lớn nhất của ngụy quân Sài Gòn.

Lá cờ "Quyết thắng" của Quân đội ta được các chiến sĩ kéo lên đỉnh cột cờ của sân bay cao vút, tung bay trong nắng.

Nguồn: TTXVN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội