Thứ sáu, 29/03/2024 - 17:43
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bênh thương hàn

Mùa hè nóng ẩm, ruồi nhặng phát triển nhiều là điều kiện để bệnh thương hàn lây lan và phát triển thành dịch.  Vậy căn bệnh này như thế nào?

NGUYÊN NHÂN

Bệnh thưong hàn (bao gồm cả phó thương hàn) là bệnh nhiễm khuẩn, lây lan tản phát, do trực khuẩn Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A,B,C, đó là trực khuẩn Gram âm.

Người là nguồn bệnh duy nhất, nguồn bệnh là người đang bị bệnh và nguời lành mang mầm bệnh.

Đường lây là từ phân - miệng, lây lan theo nguồn nước, thức ăn ô nhiễm trực khuẩn do tay bẩn.

Trẻ lớn mắc bệnh phổ biến hon trẻ nhỏ.

Trực khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn. Ảnh: minh họa

 

TRIỆU CHÚNG, XÉT NGHIỆM, CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng lâm sàng

Thời kì ủ bệnh: 10-15 ngày, hoàn toàn yên lặng.

Thời kì khởi phát (tuần lễ đầu): triệu chứng âm ì, tăng dần.

-Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, táo bón, bụng hơi trướng.

-Rối loạn thần kinh: mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu.

-Chảy máu cam.

-Sốt tăng dần, mạch chậm không đi đôi với nhiệt độ.

Chẩn đoán bệnh lúc này dựa vào lấy máu.

Thời kì toàn phát (tuần lễ thứ hai).

-Sốt hình cao nguyên, mạch không đi đôỉ vói nhiệt độ.

-Li bì, mê sàng.

-Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, phần lỏng, bụng truóng có hoi.

-Lách to ít.

-Nốt hồng ban ỏ vùng mạn sưòn, thắt lung.

Giai đoạn toàn phát kéo dài 2-3 tuần lễ, sau nhiệt độ hạ đột ngột, bệnh nhân tỉnh dần, lại sức dần dần.

Xét nghiệm chẩn đoán

-Bạch cầu hạ, đặc biệt là giảm bạch cầu hạt trung tính.

-Cấy máu ỏ thòi kì khỏi phát, tuần lễ đàu có thể duong tính.

-Cấy phân có thể thấy trục khuẩn thuong hàn.

-Chẩn đoán huyết thanh Widal và Felix dương tính. Kháng thể o xuất hiện sớm ở ngày thứ 8-12, chỉ có giá trị khi động lực kháng thể tăng dần 1/100, 1/400, 1/800. Kháng thể H xuất hiện ngày thứ 10-15, tăng cao nhanh tói 1/1.600, rồi giảm dần.

BIẾN CHỨNG

Do nhiều nguyên nhân như nhiễm độc tố, bội nhiễm vi khuẩn khác, tai biến do kháng sinh mà bệnh thương hàn có những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

- Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%, tùy mức độ mất máu mà có các biểu hiện khác nhau như vã mồ hôi, da xanh niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.

- Thủng ruột: gặp khoảng 1 – 3%.

- Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra.

- Nhiễm độc cơ tim, gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nếu độc tố nhiễm vào não thất gây triệu chứng mạch nhiệt phân ly, viêm túi mật, viêm gan; viêm não màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

Biến chứng thưòng do độc tố, tiên lượnng nặng, kèm xuất huyết tiêu hóa.

Thủng ruột, nguy hiểm nhất là thủng ruột tiêm tàng, khó chẩn đoán.

Viêm co tim, trụy tim mạch, viêm não.

ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh, có thể dùng:

Cloramphenicol 30-50mg/kg/ngày, hoặc: Ampicillin 50-100mg/kg/ngày.

Cotrimoxazol 40-60mg/kg/ngày.

Amoxicilin 50mg/kg/ngày.

Cefotaxim

Ceftriazone.

Dùng đường uống là tốt nhất, bệnh càng nặng, liều kháng sinh càng thấp, đủ thời gian 10-15 ngày, nếu thời gian ngắn hơn dễ tái phát.

Theo dõi bệnh nhi chặt chẽ để phát hiện các biến chứng.

Ăn uống: khi đang sốt, cho ăn thức ăn lỏng như sữa, nước súp, nưóc quả. Khi hết sốt, cho ăn nửa lỏng, nửa đặc như cháo thịt, mì, cơm nát, trong 7 ngày, sau đó cho chế độ ăn bình thường.

Sốt cao dùng Paracetamol, trẻ 6-12 tháng cho 0,02-0,05g, trẻ 13 tháng đến 5 tuổi cho 0,l-0,2g, trẻ 6-12 tuổi cho 0,2-0,3g-

DỰ PHÒNG

Vệ sinh chung: kiểm tra vệ sinh thực phẩm, phân, nước, rác, giữ gìn vệ sinh ăn uống.

Tiêm chủng vacxin TAB, tiêm trong da l/10ml, 3 lần, cách nhau 7-10 ngày.

Sau 6-12 tháng, cần tiêm nhắc lại để củng cố miễn dịch. Miễn dịch tù 2-4 năm. Không tiêm cho trẻ dưói 2 tuổi.

Thành Vinh (Tổng hợp)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội