Thứ sáu, 29/03/2024 - 20:27
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khởi sắc quê hương mẹ Suốt

Toàn xã Bảo Ninh có gần 500 tàu thuyền, trong đó 403 tàu xa bờ vươn đến tận vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Có 19 doanh nghiệp, 396 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đóng sửa tàu, thuyền, hậu cần nghề cá và các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Thu nhập hàng năm hơn 152 tỷ đồng. Bảo Ninh lập được 47 tổ đoàn kết, hai tổ hợp tác, hai nghiệp đoàn nghề cá, thu hút gần 2.000 lao động tham gia, với thu nhập 4-7 triệu đồng/tháng. Bảo Ninh giờ là một trong ba xã biển mạnh nhất của tỉnh…

Một sáng mùa Đông, tôi cùng anh bạn có dịp ngồi nhâm nhi ly cà phê bên dòng sông Nhật Lệ hiền hòa. Trong không gian tĩnh lặng, bỗng vang lên tiếng hát: “Về với quê anh qua cầu Nhật Lệ/Bảo Ninh đây rồi chẳng lụy đò đưa...”. Anh bạn tôi đã hơn 10 năm làm công dân của xã Bảo Ninh liền hào hứng giới thiệu: “Quê mẹ Suốt của 10 năm trước cách trở đò giang. Tiếng là thành phố nhưng biệt lập hơn vùng sâu vùng xa, không cầu, không đường. Nhưng giờ xã biển Bảo Ninh đổi thay nhiều lắm…”. Lời giới thiệu của bạn càng làm tôi tò mò. Như hiểu ý, bạn tôi mở lời: “Tôi sẽ dẫn ông đi tham quan quê hương mẹ Suốt”. Gật đầu đồng ý, tôi hào hứng với lời mời của bạn.

Phóng xe bon bon qua cầu Nhật Lệ, gió lồng lộng thổi, một cảm giác náo nức, sảng khoải tràn ngập trong lòng. Bạn tôi giới thiệu: “Ngày xưa muốn qua Bảo Ninh phải đi đò, giờ có cây cầu dài hơn 600 m này nối với trung tâm thành phố Đồng Hới nên rất thuận tiện để người dân qua lại, giao thương, phát triển buôn bán, dịch vụ”. Phóng tầm mắt về phía xa hơn, tôi thấy cây cầu Nhật Lệ 2 vừa mới hợp long đưa vào sử dụng, những dòng xe qua lại tấp nập, “bán đảo” Bảo Ninh hiện lên như một thành phố thu nhỏ với những dãy nhà mái ngói, mái tôn xanh, đỏ, nhiều nhà cao tầng mọc lên…

Bên bờ sông Nhật Lệ, Ủy ban nhân dân xã Bảo Ninh được xây dựng khang trang, hiện đại. Tiếp chuyện chúng tôi là ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh, một người con của quê hương Mẹ Suốt. Vì thế, ông nhớ như in những sự kiện trọng đại làm đổi thay quê hương mình. Ông kể rằng: “Ngày 12-11-1992, cán bộ, nhân dân Bảo Ninh kéo về đồi cát Hà Dương đông như trẩy hội để chứng kiến thời khắc điện vượt sông Nhật Lệ sang Bảo Ninh. Tết Nguyên đán năm 1993, Hà Dương là thôn đầu tiên của Bảo Ninh có điện, nhiều người trong xã kéo đến chia vui, như để chứng kiến việc Bảo Ninh có điện là sự thật. Dịp quốc khánh 2 - 9 năm ấy, điện về với toàn xã Bảo Ninh…”.

 Một góc cảng cá Nhật lệ, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới

Có điện đã giải quyết được mối lo về sinh hoạt và thúc đẩy sản xuất thuỷ sản phát triển nhưng Bảo Ninh vẫn còn là xã ngoại thị... chưa có đường. Những đôi chân trần ngăm đen, cứng cáp cứ vục vào cát bỏng từ triền sông ra phía cửa biển, mơ một ngày có con đường chạy từ đầu đến cuối xã. Ngày ngày, các mẹ, các chị xỏ chân vào hai miếng gỗ buộc chéo dây tựa đôi dép tông để gánh cá vượt qua đồi cát cho kịp buổi chợ chiều họp bên mép sóng. Bảo Ninh là vậy, tự tin vượt lên, bền dai sống trên triền cát nhưng chưa thôi giấc mơ về một con đường. Thế rồi giấc mơ ấy đã thành hiện thực.

Năm năm sau ngày có điện, Bảo Ninh có đường nối với xã bạn và chạy dài mé biển. Có đường rồi nhưng sông Nhật Lệ bao đời cách trở, Bảo Ninh vẫn là xã “vùng sâu, vùng xa” của thị xã Đồng Hới lúc bấy giờ. Có cầu, người dân quê mẹ Suốt mới có cơ hội đổi đời. Đến năm 2005, với sự hỗ trợ của Chính phủ, cầu Nhật Lệ chính thức nối nhịp trong sự quá đỗi vui mừng của người dân Bảo Ninh. Cùng với cây cầu thì vùng cát bên kia sông cũng được đánh thức bằng việc đầu tư xây dựng khu du lịch cao cấp Sun spa resort Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh. Tỉnh còn  quy hoạch xây dựng xã Bảo Ninh thành trung tâm du lịch và đô thị biển vào năm 2020 với ba vùng: Vùng phía Đông là khu nghỉ dưỡng, bãi tắm; vùng phía Tây là các khu khách sạn cao tầng, văn phòng, công trình công cộng và vùng kề cận phía Tây là khu đô thị mới. Điểm thuận lợi nữa là cầu Nhật Lệ 2 được xây dựng nối phía nam trung tâm thành phố với Bảo Ninh là điều kiện để Bảo Ninh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng xã về phía nam và thu hút các dự án du lịch.

Khi hỏi đến nghề biển Bảo Ninh, không cần giấy tờ, ông Nguyễn Ngọc Hiếu phấn khởi giới thiệu luôn: “Toàn xã có gần 500 tàu thuyền, trong đó 403 tàu xa bờ vươn đến tận vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Có 19 doanh nghiệp, 396 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đóng sửa tàu, thuyền, hậu cần nghề cá và các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Thu nhập hàng năm hơn 152 tỷ đồng. Bảo Ninh lập được 47 tổ đoàn kết, hai tổ hợp tác, hai nghiệp đoàn nghề cá, thu hút gần 2.000 lao động tham gia, với thu nhập 4-7 triệu đồng/tháng. Bảo Ninh giờ là một trong ba xã biển mạnh nhất của tỉnh…”.

Ráng chiều đỏ au bên chân sóng Bảo Ninh, nhìn về phía sông, tượng đài Mẹ Suốt như đang kiên cường, dũng cảm chèo đò đưa bộ đội qua sông. Dường như lòng yêu nước, sự bất khuất của mẹ đã tiếp thêm một phần động lực để thế hệ những người con Bảo Ninh hôm nay vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Bài, ảnh: Đức Cương


Tác giả: Đức Cương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội