Thứ sáu, 29/03/2024 - 13:28
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người nối đôi bờ Sê Pôn

Không biết tự bao giờ, hàng chục chiếc đò ngang trên suốt dọc sông Sê Pôn chảy qua các xã vùng Lìa (Hướng Hóa, Quảng Trị) cứ ngày đêm đưa, đón hành khách cùng nông sản sang sông. Chính những chuyến đò ấy đang góp phần thắt chặt hơn mối tình hữu nghị Việt Nam - Lào đằm thắm, keo sơn...

Vùng Lìa những ngày mưa nặng hạt khiến con đường từ bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuống bến đò trở nên trơn trượt nhưng Trưởng bản 7 Chuôi Thông vẫn xuống bến đưa khách sang sông. Bờ bên kia là bản Cheng (Tà Xeng Keng Cốc, huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào) với gần 40 hộ dân hầu như bị tách biệt bởi giao thông cách trở. Vì đường đến trung tâm huyện Sê Pôn khó khăn nên người dân phải sang Việt Nam để mua bán các thực phẩm thiết yếu... Khi đò máy đầy hành khách Lào cùng xe, nông sản, ông Chuôi Thông nhanh chóng điều khiển đò máy quay về Việt Nam. Đò cập bến, ông lại giúp hành khách đưa nông sản lên bờ.

Đò của ông Chuôi Thông, Trưởng bản 7 chở học sinh bản Cheng (Lào) đi học.

Vừa lên bờ, ông chia sẻ: “Vậy là miềng làm nghề đưa đò ở dòng Sê Pôn đến bây giờ đã tròn 3 năm (năm 2015 đến nay). Miềng đến với nghề đưa đò cũng bởi thương bà con bản miềng và bản Cheng. Trước đây, người bản miềng muốn qua sông phải qua các bản khác đi đò vượt sông Sê Pôn. Giữa năm 2015, miềng quyết định làm đoạn đường dài gần 100 m vượt qua dốc xuống bờ sông Sê Pôn với kinh phí hết gần 40 triệu đồng, chiếc đò máy miềng đóng 60 triệu đồng. Bây giờ thì bà con bản 7 và bản Cheng qua lại mua bán nông sản thuận tiện… Một thời gian sau, anh A Hinh, Trưởng bản Cheng cũng đầu tư đóng mới con đò máy. Miềng với A Hinh thống nhất với nhau là luân phiên mỗi người 3 ngày trong tuần đưa khách sang sông. Tiền đò thì khách tùy tâm trả chứ bà con nghèo khó, miềng lấy tiền công cao sao được…”

Quãng thời gian 3 năm làm nghề đưa đò trên sông Sê Pôn, Chuôi Thông thêm thấu hiểu đời sống còn vất vả, gian khổ của người dân bản Cheng. Nhiều người ốm đau, bệnh tật vẫn mời thầy mo về cúng chứ chưa đến trạm y tế để bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc như bên bản 7. Hiểu và thông cảm với bà con bản Cheng nên lần nào bản 7 được huyện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, Chuôi Thông đều vận động bà con bản 7 san sẻ cho bà con bản Cheng. Không chỉ san sẻ giống cây trồng, vật nuôi, cách đây khoảng chục năm khi thấy người dân bản 7 khá lên nhờ trồng sắn, nhiều người dân bản Cheng muốn học hỏi để làm theo. Nhưng trồng sắn trên đất bản Cheng thì công vận chuyển, rồi nhiều chi phí khác sẽ tăng cao nên Chuôi Thông lặng lẽ tìm đến nhiều gia đình bản mình để vận động, thuyết phục họ cho người dân bản Cheng thuê đất trồng sắn. Đến nay, bản 7 đã cho bản Cheng thuê trên 6 héc ta đất để trồng sắn.

Đến bản Ra Man, xã Xy, chúng tôi được Trưởng bản Hồ Ray vui vẻ kể lại quãng thời gian 7 năm ông làm nghề đưa đò trên sông Sê Pôn: “Nhiều người vẫn gọi chiếc đò của miềng là “đò hữu nghị” bởi từ khi mua cho đến ngày “về hưu” đã chở hàng nghìn lượt khách, hàng trăm tấn nông sản từ bản Xi Ổi, Cà Típ (huyện Mường Nòng, tỉnh Savannakhet) qua sông Sê Pôn và ngược lại. Cũng chính chiếc đò nhôm ấy, miềng đã cứu sống nhiều người dân bản Xi Ổi, Cà Típ khi họ ốm đau, bệnh tật. Điển hình như khoảng giữa năm 2014, con bé Pỉ Xa Lỳ ở bản Xi Ổi sinh khó nên gia đình mời thầy mo về cúng. Miềng cùng trưởng bản Xi Ổi lên thì thấy thầy mo đang cúng, còn con bé thì vật vã đau đớn, phải khuyên can, nói rõ mức độ nguy hiểm nếu tiếp tục cúng giàng, cúng ma, gia đình mới đồng ý cáng sản phụ đưa xuống đò, vượt sông đến Trạm Y tế xã Xy và “vượt cạn” an toàn… Rồi nhiều trường hợp như Pỉ Lạch ở bản Cà Típ sinh khó; Pỉ Cả, Pỉ Ka Nươm ở bản Xi Ổi bị ốm nặng được miềng đưa sang Việt Nam cứu chữa kịp thời mới an toàn tính mạng.

Chuôi Thông, Hồ Ray là một trong số hàng chục chủ đò đang hàng ngày đưa đò trên dòng Sê Pôn. Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực nhưng thắm tình hữu nghị Việt Nam - Lào, họ đang góp phần nối gần hơn đôi bờ Sê Pôn.

Bài, ảnh: HOÀNG TIẾN SỸ

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội